Trồng sen lấy củ năng suất cao và các sản phẩm từ củ sen: Hướng đi mới cho phát triển sản xuất nông nghiệp tại xã Quỳnh Lưu huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
Là mô hình trồng sen lấy củ năng suất cao và chế biến các sản phẩm từ củ sen đầu tiên của xã Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan tại HTX Sản xuất và chế biến nông sản Mai Anh cùng sự cố gắng của các thành viên thực hiện, bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng lúa, mở ra hướng phát triển mới cho sản xuất nông nghiệp của xã Quỳnh Lưu.
Lãnh đạo HND huyện và Đảng uỷ xã về và tham quan mô hình phát triển kinh tế trồng sen lấy củ
Nói về ý tưởng thực hiện mô hình, Giám độc HTX – chủ tịch HĐQT của HTX anh Nguyễn Thế Anh chia sẻ những năm gần đây, bản thân anh cùng các thành viên nhận thấy tại địa phương có nhiều diện tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang do đồng đất thấp trũng, cấy lúa không hiệu quả mà nuôi trồng thủy sản cũng không ổn định.
Trong khi đó vì là xã thuần nông nên nhân công lao động nông nghiệp trên địa bàn xã Quỳnh Lưu khá nhiều và có bề dày kinh nghiệm, kỹ năng làm nghề. Thêm vào đó, cùng với sự phát triển vượt bậc của kinh tế-xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của người dân cũng ngày một được nâng cao, trước tốc độ đô thị hóa nhanh chóng của đất nước, việc nhiều người ưa thích tìm về các vùng thôn quê để thưởng thức ẩm thực, trải nghiệm các sản phẩm du lịch, giải trí dần trở thành một xu thế tất yếu.
Bằng niềm đam mê mãnh liệt với cây sen, qua tìm hiểu và nghiên cứu, nhóm của anh Anh hiểu rõ việc tận dụng diện tích đất vùng thấp trũng để trồng sen lấy củ cho năng suất cao và chế biến các sản phẩm từ củ sen cho hiệu quả kinh tế khá cao, trong khi cây trồng này không khó về kỹ thuật mà lại nhanh cho thu hoạch.
Đặc biệt, năm 2021, trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, chứng kiến việc củ sen được người dân thu hoạch mà không xuất bán được, anh đã nghĩ đến việc làm thế nào để chế biến củ sen một cách nhanh chóng mà vẫn đảm bảo được hàm lượng giá trị dinh dưỡng.
Sau một thời gian tìm tòi, học hỏi, anh cùng các thành viên đã quyết định vừa tìm đầu ra cho sản phẩm củ sen tươi, vừa kết hợp chế biến củ sen tươi thành tinh bột củ sen.
Nghĩ là làm, trên diện tích 7ha ban đầu, nhóm của anh đã trồng cây sen lấy củ cho năng suất cao. Theo anh Thế Anh, kỹ thuật trồng loại sen lấy củ này không khó, cũng không cần cầu kỳ như nhiều loại cây trồng khác. Nhưng cần chú trọng đến giống sen, để sau thời gian chăm sóc, thu hoạch được những củ sen to, trắng, nạc, ăn giòn, bùi…
Sau khi chọn được giống sen tốt, trong quá trình chăm sóc, chú ý bón phân ở từng giai đoạn tăng trưởng khác nhau để lượng phân bón vừa đủ cho cây sinh trưởng và phát triển, không bị thiếu nhưng cũng không bị dư thừa dưỡng chất, ảnh hưởng đến chất lượng củ sen.
Củ sen sau khi thu hoạch sẽ được sơ chế, đóng vào các thùng xốp, túi hút chân không để bán
Sau khoảng 5-6 tháng trồng, sen sẽ cho thu hoạch củ, thời gian thu hoạch thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Để đảm bảo mẫu mã, chất lượng của củ sen, HTX thuê công nhân thu hoạch củ bằng máy bơm sục. Ngoài việc thu hoạch củ sen trên diện tích 7ha.
Mỗi một công nhân lao động trong vòng 4-5 tiếng sẽ thu hoạch được 70-80 kg củ. Củ sen sau khi vớt lên sẽ được tiến hành sơ chế, rửa sạch, phân loại và đóng vào thùng xốp để bán cho các thương lái. Mỗi sào ruộng thu được 5 tạ củ, giá bán trung bình từ 25.000-30.000 đồng/kg. Sau khi trừ các chi phí, doanh thu từ việc bán củ sen tươi đạt 500-600 triệu đồng/ năm.
Với mong muốn tăng giá trị và giá thành sản phẩm cho củ sen, HTX đã chế biến củ sen tươi thành bột củ sen, vừa giúp tăng thời gian bảo quản sản phẩm, vừa giúp người tiêu dùng dễ dàng sử dụng.
Sau khi sơ chế, củ sen tươi được mang đi xấy khô rồi xay nhuyễn. Phần bột sau khi say nhuyễn sẽ thành bột củ sen.
Mỗi ngày, cơ sở chế biến của anh Thảo làm được 10-15kg bột củ sen, giá bán cho mỗi 1kg bột củ sen là 300 nghìn đồng.
Anh Nguyễn Thế Anh giới thiệu về quá trình sấy củ sen
Đại diện UBND xã Quỳnh Lưu cho biết, mô hình trồng sen lấy củ năng suất cao và chế biến bột củ sen của HTX sản xuất và chế biến nông sản Mai Anh đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, khắc phục được tình trạng ruộng đất hoang hóa, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Mô hình sẽ mở ra hướng phát triển mới cho sản xuất nông nghiệp của xã.
Tuy vậy, để củ sen tươi và bột củ sen được đông đảo người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến, tin tưởng sử dụng thì phải đảm bảo được nguồn nguyên liệu thường xuyên đáp ứng cho nhu cầu của thị trường; cần hình thành một chuỗi liên kết với quy trình sản xuất quy mô, bài bản và hiện đại, chuẩn chỉ từ trồng sen-thu hoạch-chế biến-quảng bá-tiêu thụ sản phẩm.
Hiện nay, tại HTX sản xuất và chế biến Nông sản Mai Anh đã có sản phẩm OCOP mang thương hiệu, đặc trưng riêng của xã Quỳnh Lưu