Tác giả: Nguyễn Minh Huệ - 16/08/2022
A A
Chi cục Thủy sản tăng cường thực hiện Chỉ thị 04/CT-UBND của Chủ tịch tỉnh trong khai thác thủy sản trên vùng biển Ninh Bình

Trong những năm qua, hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội,bảo vệ an ninh trật tự và chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Tuy nhiên, vẫn tồn tại tình trạng khai thác quá mức ở vùng biển ven bờ của một số đối tượng tác động xấu đến các hệ sinh tháikhiến cho nguồn lợi thủy sản dần cạn kiệt,đã ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn sinh kế của cộng đồng ngư dân ven biển. Nhằm bảo vệ bền vững nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh, Chi cục Thủy sản phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường công tác quản lý, ngăn chặn hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp.

Ảnh: Đoàn liên ngành xuất quân kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật

trong hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
 
Với gần 22.500 ha diện tích mặt nước, 113 km sông, 18 km đường bờ biển, Ninh Bình được coi là giàu nguồn lợi thủy, hải sản. Theo thống kê, hiện tỉnh có 71 tàu thuyền khai thác thủy sản trên biển, các phương tiện khai thác có chiều dài dưới 12m là 44chiếc, chủ yếu khai thác trong vùng nước ven bờ đã gây áp lực lớn cho nguồn lợi thủy sản. Mặc dù được thiên nhiên ưu đãi nhưng trong thời gian vừa qua do sự phát triển nhanh của phương tiện đánh bắt, các đối tượng khai thác bằng các hình thức tận diệt đã làm nguồn lợi thủy sản giảm sút nghiêm trọng. Đặc biệt là hành vi sử dụng xung kích điện để khai thác thủy sản, với cách đánh bắt này, tất cả các sinh vật ở dưới nước trong phạm vi bán kính từ 02 – 10m, có khi tới vài chục mét đều bị hủy diệt. Những thủy sản bị nhiễm điện còn sống sót sẽ không phát triển và mất khả năng sinh sản, trứng và ấu trùng cũng bị hủy diệt hoàn toàn. Điều này khiến nguồn lợi thủy sản bị suy giảm, tiềm ẩn nguy cơ phá hoại sự đa dạng sinh học và hệ sinh thái.
 
Xác định bảo vệ nguồn lợi thủy sản và biến tiềm năng này thành thế mạnh phát triển kinh tế, Chi cục Thủy sản cùng các cơ quan chức năng đã và đangtăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm một số hành vi sử dụng dụng cụ đánh bắt tận diệt để khai thác thủy sản theo chỉ thị 04/CT-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình. Bên cạnh công tác kiểm tra, xử lý vi phạm thì trọng tâm là tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho ngư dân chấp hành đúng các quy định của pháp luật trong quá trình khai thác thủy sản, bảo vệ nguồn sinh kế lâu dài và bền vững. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được các đơn vị triển khai bằng nhiều hình thức khác nhau như tuyên truyền tập trung, vận động các chủ tàu, thuyền ký cam kết không sử dụng các hình thức khai thác hải sản trái phép trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản… Qua đó đã góp phần nâng cao nhận thứccủa người dân làm nghề khai thác thủy sản và thấy được giá trị bền vững của việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản chính là cuộc sống, là sinh kế cho hôm nay và mai sau.
 
 
Ảnh: Lực lượng liên ngành tuyên truyền cho ngư dân các quy định của pháp luật
 
trong hoạt động khai thác thuỷ sản
 
Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, Chi cục Thuỷ sản Ninh Bình đã phối hợp với các đơn vị có liên quan tiến hành kiểm tra 45 phương tiện khai thác thuỷ sản tại vùng biển của tỉnh. Phát hiện và xử lý 7 trường hợp vi phạm với các lỗi chủ yếu là tàng trữ và sử dụng công cụ kích điện để khai thác thuỷ sản. Thành lập 03 đoàn kiểm tra trên tuyến đường sông, phát hiện và xử 17 trường hợp có hành vi vi phạm về sử dụng xung kích điện để khai thác thuỷ sản. Chi cục cũng đã phát gần 400 bộ tài liệu hướng dẫn các quy định của pháp luật trong hoạt động khai thác thuỷ sản. Từ đó đã giúp cho người dân nhận thức rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc tham gia bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
 
 
Ảnh: Cán bộ Thanh tra của Chi cục Thủy sản trao đổi với ngư dân Phạm Văn Quang
 
về thực trạng nguồn lợi thủy sản tại vùng biển Ninh Bình.
 
Ông Phạm Văn Quang ngư dân vùng biển Kim Sơn cho biết: “Là một ngư dân trực tiếp đánh bắt thủy sản trên vùng biển Ninh Bình, tôi cũng nhận thức được nếu sử dụng xung kích điện, ngư cụ mà luật pháp đã cấm để khai thác thủy sản thì nguồn lợi thủy hải sản sẽ cạn kiệt mà chính bản thân tôi cũng đã cảm nhận được.khi nguồn lợi thủy sản đã cạn kiệt thì không những ảnh hưởng đến trực tiếp mình mà còn đến con cháu đời sau. Nếu mình không bảo vệ tốt, không dừng hoạt động khai thác bằng xung kích điện và ngư cụ cấm thì dần dần hải sản sẽ bị mai một và cạn kiệt hết”
 
 
 

 

Từ khóa :
CÁC TIN KHÁC