Quy trình tham gia Hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông lâm thủy sản tỉnh Ninh Bình
Truy xuất nguồn gốc là một trong những tiêu chí để gia tăng giá trị nông sản. Vì vậy, thời gian qua, ngành Nông nghiệp Ninh Bình đã đẩy mạnh ứng dụng KHCN, triển khai các ứng dụng truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm nông nghiệp. Từ đó, đảm bảo các vấn đề về VSATTP, củng cố thương hiệu và mở ra những cánh cửa mới đến với thị trường trong và ngoài nước.
Nhằm mục tiêu xây dựng hệ thống thông tin minh bạch về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, kết nối trực tiếp nhà sản xuất với người tiêu dùng; đồng thời là công cụ hỗ trợ đắc lực về truyền thông quảng bá, kết nối cung cầu, hướng tới việc trở thành một sàn giao dịch thương mại điện tử uy tín nhất, gắn kết nhu cầu người tiêu dùng, bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp thông qua sự giám sát thông tin từ các Sở, Ban- ngành. Đến nay, Hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý nguồn gốc, chất lượng, an toàn thực phẩm và kết nối cung cầu nông sản thực phẩm tỉnh Ninh Bình đã hoàn thiện, có địa chỉ website: https://check.ninhbinh.gov.vn
Để khẳng định được uy tín của thương hiệu và đảm bảo thông tin hiển thị trên một hệ thống sản phẩm chất lượng, minh bạch do tỉnh Ninh Bình thiết lập, Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Ninh Bình chủ trì, được nhà phân phối và người tiêu dùng tin tưởng, Quý đơn vị cần hoàn thiện các bước trong Quy trình quản lý, cập nhật thông tin lên Hệ thống như sau:
Bước 1. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký từ cơ sở sản xuất kinh doanh
- Cơ sở hoàn thiện hồ sơ đăng ký (theo Phụ lục II) và nộp về cơ quan quản lý theo phân công, phân cấp tại địa phương.
PLII_Mau_giay_dang_ky_tham_gia.docx
- Cán bộ quản lý phụ trách tiếp nhận hồ sơ đăng ký, xem xét tính đầy đủ, chính xác của hồ sơ, chấp nhận hoặc không chấp nhận đưa cơ sở lên Hệ thống
Bước 2. Cập nhật, quản lý thông tin cơ sở trên hệ thống
- Đối với cơ sở đăng ký lần đầu (chưa được cấp tài khoản):
Sau khi xem xét và chấp nhận hồ sơ của cơ sở, cơ quan quản lý tiến hành cập nhật thông tin cơ bản của cơ sở lên Hệ thống bao gồm:
+ Đối với các cơ sở hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật HTX, hộ kinh doanh: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hoặc giấy chứng nhận OCOP, GAP, HACCP, ISO, ASC, Organic …
+ Các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ theo quy định tại khoản 1 Điều 2, Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT: Bản cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn…
- Đối với cơ sở đã được cấp tài khoản
+ Cơ sở truy cập tài khoản vào hệ thống và chủ động cập nhật, bổ sung các thông tin và gửi yêu cầu lên tài khoản cấp cơ quan quản lý chờ phê duyệt.
+ Cơ quan quản lý tiếp nhận và thực hiện kiểm tra duyệt đăng và gửi phản hồi cho cơ sở.
Bước 3. Cập nhật, quản lý thông tin sản phẩm trên hệ thống
*) Đối với sản phẩm đăng ký ban đầu
- Cơ quan quản lý tiếp nhận hồ sơ đăng ký sản phẩm (kèm theo đơn đăng ký tham gia Hệ thống) và xem xét, phê duyệt đưa sản phẩm lên hệ thống.
- Nội dung dữ liệu thông tin được thể hiện bằng chữ viết, lời nói, hình ảnh với dung lượng phù hợp, đảm bảo giới thiệu đầy đủ, chi tiết thông tin đăng tải trên phần mềm, bao gồm:
+ Tên sản phẩm;
+ Hình ảnh sản phẩm;
+ Tem nhãn sản phẩm;
+ Nguồn gốc nguyên liệu, sản phẩm (bằng các hợp đồng mua bán);
+ Các cảnh báo khi sử dụng sản phẩm;
+ Các thông tin liên quan đến chuỗi để tạo thành sản phẩm gồm: Quá trình sản xuất ban đầu (trồng trọt, nuôi trồng, thu hái, đánh bắt, khai thác); công đoạn sơ chế chế biến; công đoạn lưu thông phân phối;
+ Bản công bố/tự công của sản phẩm, giấy xếp hạng sao chương trình OCOP …
+ Thông tin nhật ký thực hành sản xuất, cho phép hiển thị chi tiết lô sản xuất, thửa đất, con giống…
+ Các thông tin khác liên quan đến sản phẩm;
+Tin tức, văn bản liên quan về an toàn thực phẩm.
*) Đối với sản phẩm đăng ký bổ sung.
- Cơ sở đăng ký bổ sung, cập nhật thông tin hoặc thêm mới sản phẩm lên Hệ thống thông qua tài khoản quản trị đã được cấp, gửi yêu cầu tới tài khoản của cơ quan quản lý chờ phê duyệt.
- Cơ quan quản lý kiểm tra và phê duyệt yêu cầu thêm mới sản phẩm cho cơ sở lên Hệ thống (1 đến 3 ngày làm việc sau khi tiếp nhận yêu cầu).
Bước 4. Cấp mã Qr-code định danh sản phẩm
- Thời gian từ 1 đến 3 ngày làm việc kể từ khi chấp nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ của cơ sở, cơ quan quản lý bàn giao, cung cấp đầy đủ mã QR-code theo đúng số lượng sản phẩm mà cơ sở đã đăng ký.
Bước 5. Cấp tài khoản vận hành hệ thống
a) Nhóm tài khoản cấp cơ quản quản lý:
- Sở Nông nghiệp và PTNT chịu trách nhiệm cấp tài khoản cho Sở Y tế, Sở Công thương, 8 huyện/thành phố.
- Cơ quan quản lý cấp tỉnh/cấp huyện: cấp tài khoản hoạt động cho các phòng ban, đơn vị trực thuộc (nếu có) và tài khoản cho các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý.
- Tài khoản của cơ quan quản lý các cấp được đặt tên theo quy tắc sau: tên đơn vị viết tắt_tên phòng ban/đơn vị trực thuộc viết tắt (ví dụ: Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ có tên đăng nhập là: snn_qlcl).
b) Nhóm tài khoản cấp cơ sở:
- Cơ quan quản lý thực hiện cấp tài khoản cho các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý.
- Nhóm tài khoản cấp cơ sở thuộc phân quyền cấp huyện quản lý được đặt tên theo quy tắc sau: tên đơn vị quản lý viết tắt_tên cơ sở viết tắt (ví dụ: Hợp tác xã nông lâm ngư nghiệp Việt Hưng thuộc quản lý của thành phố Ninh Bình sẽ có tên đăng nhập là: ninhbinh_viethung).
- Nhóm tài khoản cấp cơ sở thuộc phân quyền cấp tỉnh quản lý được đặt tên theo quy tắc sau: tên Sở quản lý viết tắt_tên huyện/thành phố_tên cơ sở viết tắt (ví dụ: HTX chăn nuôi dê Ninh Bình có địa chỉ tại huyện Hoa Lư thuộc quản lý Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ có tên đăng nhập là: snn_hoalu_ninhbinh).
Bước 6. Quản lý cấp mã tem và cập nhật thông tin truy xuất nguồn gốc
- Cơ sở có nhu cầu cấp mã tem truy xuất nguồn gốc, tạo yêu cầu cấp mã tem trên Hệ thống gửi lên tài khoản Cơ quan quản lý để phê duyệt yêu cầu cấp mã tem cho cơ sở (1 đến 3 ngày làm việc sau khi tiếp nhận yêu cầu).
- Cở sở chủ động sử dụng tem, kích hoạt đưa mã ra thị trường và cập nhật thông tin truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm theo quy định và trích xuất thông tin báo cáo khi có yêu cầu.
Quý Đơn vị vui lòng chuẩn bị 02 (hai) bộ hồ sơ, các loại giấy tờ có trong hồ sơ xin vui lòng gửi bản sao có photo công chứng và gửi kèm với file ảnh scan các loại giấy tờ về:
1 - Cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo phân cấp quản lý tại địa phương và
2 - Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Ninh Bình:
Địa chỉ: Số 2 đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Số điện thoại: 02293.893.350; Email: ccqlclnls&ts.snn@ninhbinh.gov.vn